Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao V.S Tân Biên Thành Lãng Tử

thien-nhai-minh-nguyet-dao-2012-1-pc2c857db02180fb4bc29fbf627c033a7

Warnings: Spoilers với ai chưa xem phim và/hoặc chưa đọc truyện; bạn Joel không bảo đảm sự đứng đắn trong bình luận cũng như sự trong sáng của tiếng Việt (có thể chen hai, ba thứ tiếng)

Bạn Joel đã tính viết một bài thế này từ tuần trước (hay tuần trước nữa nhỉ?) nhưng bạn luôn luôn lười, cộng với việc này, việc kia dồn lại (nhưng chủ yếu vẫn do lười) khiến cho mãi đến hôm nay mới lật đật giở note ra type mấy dòng này.

Tại sao bạn Joel muốn viết bài này? Là vì phim Tân Biên Thành Lãng Tử đang lên sóng, nhờ vậy mà blog bạn tăng view đột xuất nhờ vào đôi ba bài cảm nhận/tán nhảm xoay quanh phim nói chung và Zhu nói riêng. Bạn để ý, trong những từ khoá đã dẫn viewers đến blog thường xuất hiện những cụm như “Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao vs Tân Biên Thành Lãng Tử” hay “Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao và Tân Biên Thành Lãng Tử giống/khác nhau như thế nào”. Dù có thể trên mạng đã có những bài so sánh nội dung hai phim này rồi nhưng bạn vẫn muốn viết một chút để người xem chưa biết đến nguyên tác không bị bối rối khi thấy hai phim này vừa giống vừa khác nhau đến khó hiểu.

(Ngoài ra, bạn còn một mục đích không đứng đắn nữa là câu view cho blog (). Mọi người xin thông cảm cho sự hám view của bạn. 囧rz)

Trước khi nói về hai phim, bạn muốn nói một chút về hai tiểu thuyết Thiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoBiên Thành Lãng Tử. Đây là hai tiểu thuyết võ hiệp được Cổ Long tiên sinh (bạn nào chưa biết về bác mà có hứng thú xin vui lòng hỏi Google ca ca) sáng tác vào hai thời điểm khác nhau trong sự nghiệp của mình. Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao được bác sáng tác trước còn Biên Thành Lãng Tử ra đời sau. Tuy được viết sau này nhưng Biên Thành Lãng Tử được xem là prequel (phần trước) cho cả hai tác phẩm Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao (nhân vật chính là Phó Hồng Tuyết) và Cửu Nguyệt Ưng Phi (nhân vật chính là Diệp Khai) vì Biên Thành Lãng Tử giải thích những chi tiết, uẩn khúc về thân thế cũng như quan hệ giữa hai người họ, vốn đã được nhắc đến sơ qua trong Thiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoCửu Nguyệt Ưng Phi (trong khuôn khổ bài này, bạn sẽ không nói nhiều về Cửu Nguyệt Ưng Phi vì nội dung của nó không liên quan gì đến hai phim Thiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoTân Biên Thành Lãng Tử cả). Có thể nói Biên Thành Lãng Tử ra đời do bác Cổ có hứng thú với hai nhân vật Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai, và bác muốn giới thiệu những mặt khác trong tính cách của hai nhân vật này trước khi họ trở thành Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai mà độc giả biết (và yêu mến) trong Thiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoCửu Nguyệt Ưng Phi.

Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao V.S Biên Thành Lãng Tử

  • GIỐNG:

_Đều là tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long tiên sinh.

_Đều có nhân vật Phó Hồng Tuyết.

eDBuUHlFZXpNeGlCb3VJY2xBZjF0M2FxOGZoQzArQml5SGlnTDJGSnp0TlVhZHR4RU5KcFF3PT0
Fanart Phó Hồng Tuyết

_Đều thuộc hệ liệt Tiểu Lý Phi Đao (liên quan đến Lý Tầm Hoan, trong trường hợp bạn thấy cái tên này xa lạ). Các truyện thuộc hệ liệt này sắp xếp theo trình tự thời gian là: Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm (Lý Tầm Hoan và A Phi) — Biên Thành Lãng Tử (Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai) — Cửu Nguyệt Ưng Phi (Diệp Khai) — Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao (Phó Hồng Tuyết) — Biên Thành Đao Thanh (Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai) — Phi Đao Hựu Kiến Phi Đao (Lý Hoại, cháu nội của Lý Tầm Hoan). Các truyện trong hệ liệt này đều có thể được đọc như những tác phẩm độc lập, tuy nhiên, nếu đọc tất cả và đọc theo trình tự như trên thì bạn sẽ thấy mối liên hệ rất thú vị giữa các nhân vật (ví dụ như Lộ Tiểu Giai là đệ tử của Kinh Vô Mệnh hay Lý Hoại là cháu nội Lý Tầm Hoan và là cháu ngoại… Thượng Quan Kim Hồng (*☻-☻*)), đồng thời gặp lại những nhân vật mình yêu thích trong một giai đoạn khác của cuộc đời họ (chẳng hạn, trong Biên Thành Lãng Tử, bạn sẽ gặp lại A Phi và Kinh Vô Mệnh ở tuổi trung niên).

(Biên Thành Đao Thanh là tác phẩm cuối cùng của bác Cổ trước khi qua đời, nói về Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai khi hai người trở lại Biên thành nhiều năm sau và gặp phải những hiện tượng kỳ quái, kinh dị ở đây. Mốc thời gian trong bộ này khá mâu thuẫn—nói là mười năm sau sự kiện trong Biên Thành Lãng Tử nhưng lại nhắc đến sự kiện trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao trong khi sự kiện trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao xảy ra 20 năm sau sự kiện Biên Thành Lãng Tử. Bỏ qua vụ lộn xộn về thời gian, bộ này dù có mở đầu khá hấp dẫn nhưng rất tiếc, bác Cổ đã mất khi mới viết được một, hai chương, sau đó, một người khác viết tiếp. Bạn Joel thành thực khuyên các bạn đừng đọc bộ này vì người chấp bút viết rất “có tâm”—toàn Ctrl + C, Ctrl + P rồi Ctrl + H để đổi tên nhân vật là xong 囧rz. Nhân tiện, hai “nạn nhân” chính bị cắt xẻo để trở thành nội dung của bộ này là Thiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoĐại Địa Phi Ưng.)

_Theo đúng xì-tai của bác Cổ, cả Biên Thành Lãng TửThiên Nhai Minh Nguyệt Đao đều rất GAY cấn, hint BL tung loạn xạ đến mức trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho fan gái viết ra khá nhiều tác phẩm BL từ hường phấn đến quằn quại hay thậm chí là kinh dị. Tính ra thì bạn Joel đã gặp fic ship những cp sau: Diệp Phó/Hồng Khai/Hồng Diệp (cp này gần như là chiến hạm rồi, chính tay cha ruột Cổ Long ship mà), Yến Phó/Phó Yến, Lộ Phó, Lộ Diệp/Diệp Lộ.

  • KHÁC:

_Ngoài việc chung nhân vật chính, nội dung của Thiên Nhai Minh Nguyệt ĐaoBiên Thành Lãng Tử hoàn toàn khác nhau. Khác nhau thế nào, mới các bạn đọc tóm tắt.

65900023434
Fanart Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết (Biên Thành Lãng Tử)
  • Biên Thành Lãng Tử là câu chuyện về Phó Hồng Tuyết theo lời mẹ đến Biên thành để trả thù cho cha là Bạch Thiên Vũ—bị hãm hại ở Mai Hoa Am vào mười tám năm trước. Ở Biên thành, Phó Hồng Tuyết gặp Diệp Khai, một lãng tử với thân phận bí ẩn, và cả hai bị cuốn vào những âm mưu liên quan đến vụ án năm xưa. Giết Bạch Thiên Vũ không chỉ có một mình Mã Không Quần mà vẫn còn những người khác và họ, khi biết con trai Bạch Thiên Vũ đang truy sát Mã Không Quần để trả thù, tất nhiên không ngồi yên chịu chết. Cuối truyện, vì ngăn Phó Hồng Tuyết giết Mã Không Quần, tiếp tục bị hãm sâu trong thù hận, Diệp Khai buộc phải nói ra sự thật về thân phận cả hai: Diệp Khai mới thật sự là con của Bạch Thiên Vũ và Hoa Bạch Phượng còn Phó Hồng Tuyết là một cô nhi Bạch phu nhân đánh tráo với Diệp Khai vì mục đích trừng phạt Hoa Bạch Phượng (cơ bản là đánh ghen đó mà). Vì thế, mối thù của Bạch Thiên Vũ không có chút xíu gì liên quan đến Phó Hồng Tuyết. Mang theo thanh hắc đao gãy làm đôi, Phó Hồng Tuyết lê bước rời đi. Theo như lời Diệp Khai trong Cửu Nguyệt Ưng Phi và một số chi tiết trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao thì sau đó, Phó Hồng Tuyết trở về phụng dưỡng Hoa Bạch Phượng và chuyên tâm luyện đao pháp cho đến sự kiện trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao.
1416473019107
Fanart game Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao – Diệp Khai & Phó Hồng Tuyết

(Nếu bạn thắc mắc về vấn đề tình cảm của Phó Hồng Tuyết trong bộ này thì đây là tóm tắt ngắn gọn: have sex với Thẩm Tam Nương và Thúy Nùng, yêu Thúy Nùng tha thiết, bắn hint với Diệp Khai và Lộ Tiểu Giai (tuy không nhiều bằng với Diệp Khai), cuối cùng không về với ai cả.)

  • Sự kiện trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao xảy ra khoảng 20 năm sau Biên Thành Lãng Tử (Phó Hồng Tuyết từ 18 tuổi thành 38 tuổi). Phó Hồng Tuyết quyết đấu sinh tử với Giang Nam công tử Yến Nam Phi và chiến thắng, nhưng Phó Hồng Tuyết cho Yến Nam Phi một năm để làm hết những việc cần làm, sau một năm thì Yến Nam Phi phải thực hiện cam kết. Một năm sau gặp lại nhau, cam kết chưa thực hiện được thì Phó Hồng Tuyết lại biết chuyện Yến Nam Phi vì lý do nào đó đã chọc phải tổ ong là Công Tử Vũ và hiện đang bị truy sát “trên từng cây số”. Ban đầu Phó Hồng Tuyết chỉ đơn thuần là bảo vệ Yến Nam Phi (hint BL bắt đầu bắn từ đây ( ̄◇ ̄;)) nhưng sau đó Phó Hồng Tuyết bị cuốn vào và trở thành mục tiêu chính của âm mưu lúc nào không hay. Kết cục, Yến Nam Phi bộc lộ thân phận là thế thân của Công Tử Vũ và mọi âm mưu từ đầu đến cuối đều là Yến Nam Phi “chơi” Phó Hồng Tuyết (Công Tử Vũ thật ngồi sau màn xem cuộc vui). Hai người Phó, Yến quyết đấu và giống như lần đầu, Yến Nam Phi thua. Khi Phó Hồng Tuyết quay lưng đi, Yến Nam Phi rút kiếm tự sát.
v132asdd222sa
Art của game Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao

 

(Tương tự, vấn đề tình cảm của Phó Hồng Tuyết trong bộ này là: bắn hint với Yến Nam Phi, không yêu nhưng hứa lấy và chăm sóc Trác Ngọc Trinh suốt đời, cảm mến Chu Đình, have sex với Minh Nguyệt Tâm, cuối cùng về bên Chu Đình.)

8435e5dde71190efedef4e13cf1b9d16fcfaaf51f2de48da

Xin phép cho bạn Joel fangirl hai tác phẩm này một chút. Bạn đọc Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao trước. Sau khi đọc xong và rất thích Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, bạn tìm đến các tác phẩm khác trong hệ liệt này. Vì vậy, bạn biết đến Tiểu Phó (hay Đại Phó nhỉ, U40 rồi mà) của Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao trước, và đến tận bây giờ, bảy, tám năm sau, bạn vẫn còn xao xuyến hệt như hồi học cấp ba. Phó Hồng Tuyết là nhân vật bạn Joel yêu nhất trong tất cả nhân vật của bác Cổ mà bạn biết: bạn thích vẻ đẹp của Vô Hoa, thích sự “tỉnh” của Nguyên Tuỳ Vân, thích sự vui vẻ của Diệp Khai, thích cả sự biến thái, vặn vẹo trong tâm lý của Trác Đông Lai và Vương Lân Hoa, nhưng yêu thì chỉ một Phó Hồng Tuyết, mặc dù Phó Hồng Tuyết không có chút hào nhoáng nào của nhiều nhân vật khác. Đến Biên Thành Lãng Tử, bạn biết đến một Phó Hồng Tuyết 18 tuổi bị hận thù bóp nghẹt linh hồn, rất khác một Phó Hồng Tuyết 38 tuổi dù bị người hãm hại đến tột cùng đau khổ cũng không hề hận người, và đúng như câu “yêu nhau yêu cả đường đi lối về”, bạn Joel yêu Tiểu Phó hệt như yêu Đại Phó bởi vì đó không phải hai nhân vật khác nhau mà là hai giai đoạn trong quá trình phát triển của một nhân vật. Người đọc hay nói bác Cổ “ác” với nhân vật Phó Hồng Tuyết, bạn Joel vừa đồng tình vừa phản đối. Bác đúng là “ác” thật, bao nhiêu bi kịch đều đổ dồn xuống đầu Phó Hồng Tuyết, thế nhưng, bác vẫn dành cho Phó Hồng Tuyết rất nhiều tình cảm và tâm huyết, bằng chứng là bác đã xây dựng một Phó Hồng Tuyết gần như hoàn chỉnh về mặt phát triển tính cách: từ một thiếu niên nóng nảy (trong Biên Thành Lãng Tử có chi tiết nói rằng Phó Hồng Tuyết vốn rất nhiều tình cảm, đầy nhiệt huyết nhưng phải kìm nén tất cả cảm xúc của mình vì báo thù), mù quáng vì thù hận trong Biên Thành Lãng Tử trở thành một người đàn ông trưởng thành, điềm tĩnh trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao. Trong quá trình phát triển tính cách nhân vật đấy, nét xuyên suốt và nổi bật ở con người Phó Hồng Tuyết là nghị lực và sự kiên cường đáng ngưỡng mộ. Những đau khổ mà anh gánh chịu dù chỉ một trong số đó thôi cũng đủ cho nhân vật khác hắc hoá, thế nhưng Phó Hồng Tuyết không bao giờ. Có lúc anh xuống đáy tuyệt vọng nhưng Phó Hồng Tuyết vẫn có thể vùng lên, chặt đứt gông xiềng trói buộc để hướng đến ánh sáng. Nếu bạn xót xa cho Phó Hồng Tuyết ở đoạn kết Biên Thành Lãng Tử thì hãy yên tâm, đến đoạn kết Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao, anh đã trút bỏ đau khổ và tìm được “minh nguyệt” của mình (ý nghĩa của “minh nguyệt” trong tựa truyện).

eDBuUHlFZXpNeGlCb3VJY2xBZjF0NUJ3Wks1M0oxOXR5bmxpRzNzcXphdmNVMStZb3daSnhnPT0
Fanart Phó Hồng Tuyết ôm xác Thúy Nùng

Nãy giờ hơi lạc đề, bây giờ nói đến phần chính: phim truyền hình Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao V.S phim truyền hình Tân Biên Thành Lãng Tử.

Nếu đã xem Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao rồi (có Chung Hán Lương và Trần Sở Hà) và theo dõi Tân Biên Thành Lãng Tử được 24 tập, hẳn bạn đã nhận ra hai phim có rất nhiều nét tương đồng, từ cốt truyện, một số tình tiết và nhân vật. Đó là điều hiển nhiên vì cả hai phim tuy lấy tên khác nhau nhưng đều dựa trên sườn chính là tiểu thuyết Biên Thành Lãng Tử—đều nói về chuyện Phó Hồng Tuyết trả thù cho cha mình (Bạch Thiên Vũ/Dương Thường Phong), sau đó thêm thắt vào một số tình tiết và nhân vật. Một tin đáng buồn…… cười là cả hai phim đều chế loạn xạ đến mức fan nguyên tác nhẹ thì im lặng lên blog ca thán đôi dòng (như bạn Joel) còn nặng thì lê lết hết trang xem phim online này đến trang khác để chăm chỉ ca cẩm với mỗi tập mới (ca thì vẫn ca nhưng xem thì vẫn xem không sót tập nào, vì gái quá xinh ∑(゚Д゚)).

(Nhân đây, bạn Joel nói luôn là bộ trung thành với nguyên tác nhất là Biên Thành Lãng Tử của TVB năm 199x, với Ngô Đại Dung đóng Phó Hồng Tuyết và Trương Triệu Huy đóng Diệp Khai.)

Trước hết, hãy nói về phim Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao. Đây là sản phẩm giao thông tổ hợp giữa hai bộ tiểu thuyết Biên Thành Lãng TửThiên Nhai Minh Nguyệt Đao, với bộ xương là Biên Thành Lãng Tử và phân nửa nhân vật từ Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao. Thế nên mới có chuyện Diệp Khai đánh nhau với Yến Nam Phi, nói chuyện với Chu Đình, Minh Nguyệt Tâm hay gặp gỡ Công Tử Vũ (Diệp Khai chỉ được nhắc đến chứ không xuất hiện trong Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao). Đã “bưng” bao nhiêu nhân vật của tiểu thuyết Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao qua bên này rồi thì tất nhiên, phim trung thành với nguyên tác là chuyện không tưởng. Một loạt chi tiết ra đời khiến fan nguyên tác chỉ còn biết… cười chứ không biết làm gì hơn (một số người sẽ chửi thay vì cười), chẳng hạn: Thuý Nùng là người yêu… 8 tuổi (không phải cô dâu 8 tuổi) của Phó Hồng Tuyết, khiến anh mười mấy năm sau vẫn day dứt (tình yêu 8 tuổi mà sâu đậm dữ ( ̄◇ ̄;)); Công Tử Vũ là… anh trai của Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết; Chu Đình và Minh Nguyệt Tâm thân như chị em và Chu Đình là cao thủ võ lâm, vân vân và vân vân. Chưa kể, có tin đồn là do vấn đề bản quyền nên phim phải đổi tên nhân vật trong tác phẩm gốc/gộp hai, ba nhân vật làm một, cụ thể là:

  • Dương Thường Phong = Bạch Thiên Vũ
  • Hướng Ứng Thiên = Mã Không Quần
  • Nam Cung gia = Đinh gia
  • Nam Cung Linh = Đinh Linh Lâm
  • Mẹ của Công Tử Vũ/Nam Cung… (lâu quá quên tên rồi 囧rz) = Bạch phu nhân (vợ cả của Bạch Thiên Vũ) + Đinh Bạch Vân
  • Công Tử Vũ = con trai cả của Bạch Thiên Vũ (vốn đã bị giết trong vụ Mai Hoa Am) + Đinh Linh Trung (con của Đinh Bạch Vân và Bạch Thiên Vũ)

Còn lại, Thuý Nùng chết sớm, Mã Phương Linh, Lộ Tiểu Giai, Công Tôn Đoạn, Tiêu Biệt Ly, Thẩm Tam Nương không tồn tại trong phiên bản này.

Chưa tính đến những chuyện khác, Tân Biên Thành Lãng Tử làm được một chuyện Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao không làm được, chính là… bản quyền. Nhờ có bản quyền, nhân vật chưa có nay đã có (Lộ Tiểu Giai, Tiêu Biệt Ly…), nhân vật đã có nay giữ được tên tác giả đặt (Bạch Thiên Vũ, Mã Không Quần…), và, may quá, Thuý Nùng không phải cô dâu, à nhầm, người yêu 8 tuổi.

Như đã nói, Tân Biên Thành Lãng Tử xào nấu nguyên tác tưng bừng không kém Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao. Không nói đến những chi tiết râu ria (vì liệt kê chắc đến sáng mai (−_−#)), có hai thay đổi lớn nhất mà bạn Joel muốn nói đến trong bài này.

Thứ nhất, chế Linh trong nguyên tác không phải tiểu thư ngây thơ, trong sáng, thánh thiện, người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở… (tĩnh lược nhiều từ tích cực và cố kìm nén những từ tiêu cực) mà phim đang cố gắng vẽ nên (và fail muốn dập mặt (¬_¬), theo cảm nhận của bạn Joel và hội chị em bạn dì). Chế trong truyện cũng có lúc đáng tội nghiệp, có điều, hầu như chẳng nhân vật nào tội nghiệp chế cả (kể cả cha chế): Đinh Linh Lâm vừa ghét vừa khinh chế, Thuý Nùng giống như không biết chế là ai… Về phía độc giả, nhiều độc giả nam không tiếc lời khó nghe để slut-shame chế còn độc giả nữ thích cho chế đóng vai bánh bèo ác trong fanfic Đam Mỹ. Lý do vì sao chế bị ghét thì chắc phải hỏi cụ thể từng người ghét rồi (ai muốn hỏi lý do của bạn Joel thì vui lòng để lại bình luận). Quan trọng nhất là các giai chính, giai phụ trong truyện không ai yêu chế cả: Phó Hồng Tuyết ghét chế (và chế cũng ghét Phó Hồng Tuyết, chẳng yêu đương gì sất), Diệp Khai lơ đẹp chế, Lộ Tiểu Giai không thèm chế, Công Tôn Đoạn chưa bao giờ được phân công làm bo-đì-gà cho chế hết, có chăng chỉ là một, hai nhân vật qua đường vì ham mê chút nhan sắc của chế mà tình nguyện nghe lời chế gây sự với Phó Hồng Tuyết thôi.

Kết luận là gì? Chính là trong dàn staff tham gia vào nội dung kịch bản hẳn có người thấy tội nghiệp chế Linh nên quyết định biến phim thành fanfiction nâng chế lên tận mây, nhân tiện nịnh nọt fan của chế Dư.

(Sự thật là chế Dư cân hết cả phim đấy, vì fan của những diễn viên còn lại kiểu gì cũng không đông đúc và hung hãn bằng fan chế đâu (⌒▽⌒).)

bUhwaEp0c3cyMDY3M2tVZ2svVklkaTJwVlFMQ2ZqTHVQNEM2ZmNVLytZYzFRSWt3c3lCY0lRPT0

Thay đổi khá lớn thứ hai là cách xây dựng thái độ đối với chuyện trả thù. Trong nguyên tác, Phó Hồng Tuyết mặc dù bị hận thù giày vò cực kỳ khổ sở nhưng anh muốn báo thù vì từ nhỏ đến lớn, Hoa Bạch Phượng đều dạy anh rằng cha anh, Bạch Thiên Vũ, là bậc anh hùng vĩ đại thế nào, trượng nghĩa thế nào, những kẻ giết ông đều là bọn tiểu nhân bỉ ổi, hèn hạ, vô liêm sỉ. Phó Hồng Tuyết thần tượng cha mình đến mức khi nghe những người tham gia ám sát năm xưa nói rằng thật ra Bạch Thiên Vũ không hề hoàn mỹ như mẹ nói, anh đã phủ nhận, khi không phủ nhận được nữa thì bị sốc. Phó Hồng Tuyết xem trả thù không chỉ là báo hiếu với cha mẹ mà còn là cách thể hiện tình cảm với người cha chưa từng gặp mặt. Sau cái chết của Thúy Nùng, mối tình đầu, Phó Hồng Tuyết gần như sụp đổ, thù hận là cây cột cuối cùng giúp anh chống chọi. Phim lại xây dựng theo một hướng khác. Phó Hồng Tuyết trong phim cũng bị hận thù giày vò như truyện, nhưng khác là dường như anh không muốn báo thù. Phó Hồng Tuyết báo thù vì mẹ anh, Hoa Bạch Phượng, muốn anh báo thù, làm trái lại tức là bất hiếu với đáng sinh thành. Anh từng nói với Thúy Nùng “Có lẽ sẽ có điều gì đó cao cả hơn hận thù, nhưng người như chúng ta không xứng đáng”; khi Thúy Nùng dùng khói độc để cả hai cùng chết, anh cám ơn cô vì cô cho anh một lựa chọn khác ngoài báo thù và buông hận thù; trong những tập mới nhất, anh hỏi mẹ “Sau khi báo thù thì sẽ ra sao?” và cuối cùng lựa chọn cùng Mã Phương Linh rời đi. Qua đó có thể thấy anh không thật tâm muốn theo đuổi hận thù. Bạn Joel không chỉ trích, phàn nàn gì về thay đổi này, dẫu sao cách diễn giải nhân vật giữa tiểu thuyết và phim chuyển thể có khác nhau cũng không phải chuyện lạ, miễn là diễn biến tâm lý nhân vật hợp lý, và cho đến giờ, khi phim đã đi được gần nửa chặng đường, Tân Biên Thành Lãng Tử nói chung và Zhu nói riêng vẫn đang thể hiện rất tốt phần này.

(Nhân tiện, nếu  bạn thích nam chính Chu Nhất Long, muốn tìm người cùng trao đổi thì bạn Joel đề cử 1 fanpage: Chu Nhất Long)

16 thoughts on “Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao V.S Tân Biên Thành Lãng Tử

  1. Thực sự đã vài năm qua rồi, nhưng mình vẫn in đậm hình ảnh PHT lê bước đi vs thanh đao gãy đôi. Vẫn còn nhớ cảnh chiến đấu theo kiểu khá là hắc ám, mịt mù. Bởi vậy trong thâm tâm nếu xuy xét thì mình thích Biên Thành hơn cả. Thích 1 PHT gây ám ảnh như vậy. Dù rằng nếu tính ra thì 1 PHT của sau này hạnh phúc hơn PHT lòng đầy hận thù, vặn vẹo lúc bấy giờ. 1 phần cg bởi t ghét mấy thứ kiểu deep and dark nhưng đồng thời bị ám ảnh nhất cũng bởi chính 2 thứ đó :v

    Like

  2. mình không có đọc truyện nhưng mình đã xem qua film Thiên nhai minh nguyệt đao, chỉ xem được nửa chừng rồi thì lướt lướt qua thôi, thấy tình tiết film lằng nhằng, thích có mỗi anh Diệp Khai thôi. Còn TBTLT thì mình thấy thích lắm, lâu lắm rồi mình mới hóng xem 1 bộ film nhiều như vậy. Cảm ơn vì bài viết hay của bạn.

    Like

    1. Mi`nh coi va`i ta^.p dda^`u film Thiên nhai minh nguyệt đao va` bo? ngang khg coi tiep vi“ film khg ddu? lo^i cuo^’n. PHT-Chung Han Luong khg ddu la.nh lu`ng. Ho*n 10 na(m nay mi`nh mo*’i ti`m thay mot bo^ phim kie^’m hiep la`m la.i hay nhu* TBTLT. Phim lo^i cuo^’n ngay tu*` ta^.p 1. Ca’i ket dde lai nhieu nuo^’i tie^’c

      Like

      1. TNMND và TBTLT mình đều bỏ ngang khi Phó Hồng Tuyết xuất hiện. Vì Phó Hồng Tuyết trong lòng mình mãi là bản của TVB do Ngô Đại Dung đóng. Đúng là đẹp kg tì vết luôn dù tạo hình bị dìm: từ đầu đến cuối mặc một bộ đồ đen, đầu tóc thì như ổ rơm, mặt thì trắng bệt xanh xao. Diễn xuất thì miễn chê, tội đến mức mình không thích Diệp Khai. Vẫn ám ảnh mãi ánh mắt của Phó Hồng Tuyết lúc người yêu chết và lúc ra đi mà kg biết tương lai ra sao. Dù bản của TVB phim xưa nhưng Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết vẫn bắn hint nhé, nhiều lúc tưởng là mặt dày công với lạnh lùng thụ 😀

        Like

  3. Ba.n co’ thu` vo*’i Truong Hinh Du thi` fa?i. Mi`nh me^ kie^’m hie^.p va“ cung ddoc truyen roi. Ba.n ddu*`ng compare phim voi truyen. Dda go.i la“ “Tan Bien Thanh Lang Tu” thi` no^.i dung cung fai khac. Ha~y mo*? lo`ng mi`nh dde thuong thuc phim thay vi so sa’nh phim va truyen. Dda^y la` bo^. phim Kiem Hiep la`m lai hay nha^’t trong nhu*~ng na(m vua qua. Phim ha^’p da^~n, lo^i cuo^’n tu*` dda^`u to*’i cuo^’i. Nhac phim hay, dien vien ddep, chie^u thu*’c vo~ thua^.t o^~n, khg la.m du`.ng ky~ xa?o wa’ nhie^`u. No’i chung la` phim hay!

    Like

  4. Mình chưa đọc truyện nhưng có xem qua phim. Mấy năm trước thì xem TNMND và bây giờ xem Biên thành lãng tử. Về thiên nhai thì ko để lại ấn tượng lám, biên kịch xây dựng tính cách và tình tiết phim ko có đã, ko hợp lí, coi rất bực bội, kết phim điên máu. đã vậy mình ko có cảm tìn với Trần sở hà nữ nên coi phim chỉ lướt lướt thôi. Nhân vật thik trong phim là Minh nguyệt tâm mà cuối cũng chết queo, may còn sót lại em Nam cung linh đáng yêu. Tóm lại với 1 đứa mê phim kiếm hiệp như tui thì bộ đó điểm dưới tb, nhưng được cái dv đẹp.
    Tân BTLT thì coi chưa hết nhưng đánh giá khá hơn, tập phim nào cũng coi hết, ko lướt ko tua. Anh dv đóng cũng ổn, nghe tên anh này đã lâu nhưng nhớ mặt thì bây giờ mới nhớ, phim trước đó của anh mình ko ấn tượng mấy. Trương Hinh dư xinh nhưng sao đóng via này mình thấy nó sai sai sao ấy, cô thúy nùng ok, Diệp Khai phim này đáng yêu, diễn biến phim này hợp lí, cảnh quay tốt, cũng còn nhiều sạn hạt nhưng tóm lại 1 bộ pim ko phải đầu tư bom tấn nên như vậy là ok rồi
    Sắp tới bộ PHI ĐAO HỰU KIẾN PHI ĐAO cũng sắp lên sàn, Dương dung đóng với Lưu khải uy, chưa xem bao giờ nên mình cũng hóng hớt lắm

    Like

  5. Mình cũng thấy bộ “Biên thành đao thanh” là bộ “ảo” nhất, phần đầu viết hay, tạo sự tò mò cũng như bí ẩn nhưng khúc sau thì…ôi thôi! cái gì mà…đầu khỉ mình người, đầu người mình khỉ rồi, bla, bla ảo tung chưởng (như kiểu truyện ma kinh dị hay khoa học viễn tưởng ấy), đã thế còn cấy ghép 1 đống tình tiết, theo mình nhớ không nhầm thì không chỉ lấy ý tưởng từ 2 bộ truyện Joel nói không đâu nhớ còn có đoạn: “mồi thuốc lào” lấy từ cảnh Thượng Quan Kim Hồng châm thuốc cho “ông gì đó” (lâu quá không nhớ tên hình như Tôn lão gia thì phải) ở bộ “Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm”. Đã thế kết thúc còn…”thiếu mất 2 trang” rồi quăng cái kết thúc “ngắm phong linh” tụt hết cmn cảm xúc, thật là chẳng biết đâu mà lần. Thật sự thì mình thích xem phim của Kim Dung thôi, ít xem phim của Cổ Long (mà chỉ thích xem mấy bản phim cũ, chứ những phim làm lại mới nhất như Tân tiếu ngạo…, tân thần điêu…,…xem nó mất hình tượng những phiên bản trước quá. Nhưng đọc truyện chữ thì mình lại chỉ thích đọc truyện của Cổ Long, có thể đứng hàng giờ trong Nhà sách chỉ để…đọc cọp truyện (hồi đó 1 ngày không ra Nhà sách nghiên cứu văn học là không chịu được), thích nhất A Phi, Tiểu Phó và Westdoor (2 thánh kiếm và 1 thánh đao :v), từ vẻ lạnh lùng, thích độc bước độc hành, tới khả năng võ công cân cả bản đồ :)) Nói thật ra những phim giờ khác quá xa những phiên bản phim trước chứ đừng nói đến nguyên bản gốc truyện xem nhức hết cả mắt, nói chung giờ xem phim thì nên tìm lại những bản phim cũ xem hoặc xem phim Âu – Mỹ thôi, như Fast and Furious, Avenger, Transformer,… :)))))

    Like

    1. Tình hình phim truyền hình Trung cũng hơi nản thật, ngôn tình everywhere, kể cả phim không phải ngôn tình mà cũng bị đạo diễn, biên kịch quăng yếu tố ngôn tình vào. Đến mức những phim làm đúng nguyên tác, ra được chất Cổ Long thì đã hiếm mà còn bị hắt hủi vì không hợp thị hiếu.
      Phim Âu Mỹ thì mình nghiêng về mảng truyền hình hơn, nhiều series rất được. Bạn có xem phim truyền hình không?

      Like

      1. Ko có @@ Âu Mỹ mình thích xem phim điện ảnh dạng “mì ăn liền” hoặc series như fast 1,2,3,4,5,6,7,.., transfor 1,2,3,4,…,….còn nói về phim truyền hình Trung Quốc ở thời điểm 2, 3 năm trở lại thể loại chuyển thể từ truyện kiếm hiệp thì ủy mị quá, 9x đời đầu như mình xem ko hợp, diễn viên đẹp lung linh nhưng nhiều vai “người lớn” lại để cho diễn viên mặt non choẹt như vai Lý Tầm Hoan ko toát lên được khí chất như trong truyện, đã thế còn “phá cách” thay đổi trắng trợn nguyên tác như: Đông Phương bất bại là nữ với mối tình với Lệnh thiếu hiệp của Tân tiếu ngạo, mối tình Quá Sầu trong Tân thần điêu, Tuyết Linh trong Tân biên thành,…và hiện tại đang chiếu là Tân phi đao hựu kiến phi đao…ko biết rồi nay phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp sẽ về đâu :((((

        Liked by 1 person

      2. Ôm truyện đọc là lành nhất bạn à, mặc kệ phim chuyển thể :))). Nói vậy nhưng vẫn có một số phim chuyển thể nghiêm túc, sát nguyên tác, có điều phim đúng nguyên tác thì sai thị hiếu :))).

        Thật ra xu hướng chuyển nhân vật nam thành nữ như ĐPBB không mới lắm, mấy phim điện ảnh hồng kông năm 8 mấy, 9 mấy là chuyên gia, từ Kim Dung đến Cổ Long, không tha bác nào cả. Còn vụ tô vẽ thêm những mối tình nhảm nhí như Tuyết Linh của Biên thành thì mình chỉ muốn bash thôi.
        Có Quá Sầu à =.=. Mình không xem nên không biết.

        Like

      3. Chỉ là “mối tình” thôi vì kết thúc vẫn là Dương Quá vs Tiểu Long Nữ, nhưng diễn biến phim nó lầy quá :(((( cho Quá tán tỉnh Sầu luôn rồi cái gì mà “Lý Mạc Sầu đã bị hắn ôm” rồi thì “cảm thấy cơ thể nóng bừng, toàn thân vô lực, mất kiểm soát”, rồi còn cảnh “đánh ghen” giữa Lý Mạc Sầu vs Tiểu Long Nữ nữa, mang tiếng “thanh lý môn hộ” mà cứ như đi giật chồng người ta :)))) mà phim châu Á thì mình lại không hay xem phim điện ảnh nên không rành hồi đó có xu hướng chuyển nam thành nữ @@ phim châu Á thì hay xem phim truyền hình thôi chỉ có Âu Mỹ mới xem phim điện ảnh, cũng giống như thích đọc truyện Cổ Long mà lại xem phim Kim Dung ấy 😀 nhưng cũng không hẳn là mình không thích phim điện ảnh châu Á, vì mình vẫn có xem 1 số ít phim như Họa bì, Thần thoại, Hoa mộc lan,…kết thúc càng sầu bi, xa cách càng tốt, nhưng miễn đừng cho nam chính, nữ chính chết là được dù “chúng ta không thuộc về nhau” :)))

        Like

      4. Có xu hướng “chuyển giới” đó bạn. Đông Phương Bất Bại nữ yêu Lệnh Hồ Xung (thím Vu Chính chẳng qua chỉ là “học tập” tiền bối thôi) và tạo hình của ĐPBB hiện tại chỉ là nhái lại phim ngày xưa thôi. Mình còn xem một phim cho Vô Hoa là nữ, Nhất Điểm Hồng là nữ, cả hai cùng yêu Sở Lưu Hương. Nếu mình nhớ không lầm thì còn bộ Hoa Vô Khuyết nữ yêu Tiểu Ngư Nhi.
        Mình thì lại ít coi phim điện ảnh châu Á.

        Like

  6. Tuôi có coi TNMNĐ rồi nhưng chưa coi TBTLT, TNMNĐ thì coi chung với má, nói chung là thấy dân tình dạo đó ship Phó Diệp ghê quá nên về coi thử, chủ yếu là bu vô má Lương, chứ phi thật sự thì cũng không thấy thu hút lắm.
    @Loki: Tuôi thật sự rất thích Đông Phương, tuôi coi bản tiếu ngạo phim truyền hình+bản điện ảnh của Lâm Thanh Hà, Lý Liên Kiệt, sau đó kìm lòng không đặng mà tiếp tục đi mò tiểu thuyết gốc đọc. Tuy rằng bản điện ảnh của Lâm Thanh Hà không được Kim Dung thích, nhưng nó vẫn là một trong những phim hiếm hoi lấy ĐP làm nhân vật chính. Thêm nữa là tạo hình và cách diễn ĐP của Lâm Thanh Hà là bản xuất sắc nhất, đẹp son phấn lại không mất đi ngạo khí, ĐP dù thế nào vẫn không phải phụ nữ thật sự, vẫn là giáo chủ trên vạn người (dù có ủy mị khi yêu Dương Liên Đình) mà không phải là ‘gái lầu xanh’ như phiên bản của Trần Kiều Ân. Tân Tiếu Ngạo của Vu Chính đúng là thảm họa thế giới, còn ghê hơn cả hai trái bom nguyên tử Mỹ tẩn xuống Nhật nữa(ノꐦ ⊙曲ఠ)ノ彡┻━┻ cũng vì từ phim đó mà tuôi kỳ thị Trần Kiều Ân miết đến giờ luôn, tạo hình Lệnh Hồ Xung tơi tả như thằng ăn mày của Hoắc Kiến Hoa cũng làm tuôi rơi cả ‘nệ'( ⁍᷄⌢̻⁍᷅ ) SAU vụ đó hễ thấy cái gì mà nghe Tân XXX phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung/Cổ Long là hãi hùng, nhất là nghe nói Vu Chính làm đạo diễn nữa( ⁍᷄⌢̻⁍᷅ ) mệt không yêu luôn

    Like

  7. – có ai như mị ko? 🙂 bởi vì đọc TNMNĐ trước rồi nên khi đọc TBTLT chả hiểu mô tê gì……. đang có gắng đọc và hiểu cái bài viết trên của adm để có thể đc khia sáng thêm chút ít.!!!

    Like

  8. TNMND và TBTLT mình đều bỏ ngang khi Phó Hồng Tuyết xuất hiện. Vì Phó Hồng Tuyết trong lòng mình mãi là bản của TVB do Ngô Đại Dung đóng. Đúng là đẹp kg tì vết luôn dù tạo hình bị dìm: từ đầu đến cuối mặc một bộ đồ đen, đầu tóc thì như ổ rơm, mặt thì trắng bệt xanh xao. Diễn xuất thì miễn chê, tội đến mức mình không thích Diệp Khai. Vẫn ám ảnh mãi ánh mắt của Phó Hồng Tuyết lúc người yêu chết và lúc ra đi mà kg biết tương lai ra sao. Dù bản của TVB phim xưa nhưng Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết vẫn bắn hint nhé, nhiều lúc tưởng là mặt dày công với lạnh lùng thụ

    Like

Leave a comment