Tân Biên Thành Lãng Tử (2016) VS Nguyên tác – 10 điểm khác biệt

Warnings: spoilers (với ai chưa xem hết phim – có ai không?), ngôn ngữ không đứng đắn và điều đó bao gồm việc xen lẫn tiếng Anh với tiếng Việt, bash tình tiết và nhân vật

Viết thêm một bài về Tân Biên Thành Lãng Tử không nằm trong kế hoạch của bạn vì phim kết thúc cũng lâu rồi và bạn đã move on (đúng hơn là trở lại) với lãnh thổ phim Mỹ quen thuộc; tuy nhiên, do vẫn còn mấy điểm lấn cấn với phim mà nếu không viết ra thì bạn không yên (tật kỳ cục vậy đấy) nên bài viết này ra đời.

Như tựa bài nói rõ, bài viết này sẽ chỉ ra 10 điểm khác biệt QUAN TRỌNG, ảnh hưởng đến plot, giữa phim và nguyên tác Biên Thành Lãng Tử của bác Cổ, và điều này có nghĩa là bạn sẽ không tính những khác biệt nhỏ nhặt chẳng hạn như thím Đoạn (Công Tôn Đoạn) của phim vì sao lại trẻ trung đẹp trai hơn nguyên tác và vì sao Diệp Khai của phim so ra “hơi” kém sắc so với Phong lang quân Đinh Lân (một trong những thân phận giả của Diệp Khai) của nguyên tác.

Sau đây là 10 điểm đó:

1. Thuý Nùng trong nguyên tác là kỹ nữ cao giá nhất ở Biên thành chứ không phải vũ nữ bán mình không bán nghệ như trong phim. Việc cô là kỹ nữ tác động không nhỏ đến mối quan hệ tình cảm giữa cô và Phó Hồng Tuyết: dù rất yêu cô nhưng trong lòng Phó Hồng Tuyết luôn có sự bài xích đối với thân phận, nghề nghiệp lúc trước của Thúy Nùng, và đây là một trong những mâu thuẫn lớn nhất giữa hai người. Bạn đã xem phim và thấy Phó Hồng Tuyết khó chịu thế nào khi những người khách lúc trước của Thúy Nùng trêu ghẹo cô đúng không? Bây giờ thử tưởng tượng cảm giác của Phó Hồng Tuyết khi Thúy Nùng đã từng bán thân trong khi giữa hai người là quan hệ tình cảm sexual chứ không phải platonic như trên phim.

2. Trong nguyên tác Thúy Nùng là con gái RUỘT của Mã Không Quần và cô làm mật thám thu nhập thông tin vì muốn giúp đỡ, bảo vệ cha mình chứ không phải vì trả ơn cộng với ép buộc như trong phim. Vì thế, nguyên vụ drama yêu hận đan xen, em-yêu-anh-nhưng-anh-muốn-giết-cha-em-nên-em-muốn-giết-anh-nhưng-em-vẫn-yêu-anh vốn thuộc về cặp Thúy Nùng-Phó Hồng Tuyết. Tiếc là lên phim nó bị cướp trắng trợn để “đẩy” cặp Mã Phương Linh-Phó Hồng Tuyết lên. Thêm nữa, trong nguyên tác, Thúy Nùng chết khi đỡ nhát phi đao cho Phó Hồng Tuyết thay vì được cứu sống để hoàn thành mỗi một mục đích là gắng sức đẩy thuyền Tuyết Linh. Thành thật mà nói thì cặp Mã Phương Linh-Phó Hồng Tuyết chẳng có cơ sở gì và độ “có lý” của nó cũng cỡ Siêu Nhân mặc sịp ngoài quần vậy. Với tư cách fan nguyên tác và người có cảm tình với Thúy Nùng trên phim nói chung và Sài Bích Vân (diễn viên đóng Thúy Nùng) nói riêng, bạn thà rằng Thúy Nùng chết ngay lúc đỡ phi đao vì thật bất công khi một nhân vật sống chỉ để phục vụ cho nhân vật khác và ship của nhân vật đó.

005I6gWsgw1ew42t3clmrj30hl0qejvz

3. Phó Hồng Tuyết trong nguyên tác trước sau như một chỉ yêu một mình THUÝ NÙNG và mặc dù bạn Joel không phải shipper Tuyết Nùng nguyên tác nhưng bạn biết và hiểu được cái gọi là tôn trọng canon, tôn trọng những gì bác Cổ viết ra, một điều mà rõ ràng các nhà làm phim Tân Biên Thành Lãng Tử không hiểu hoặc hiểu nhưng vẫn cố tình chà đạp nguyên tác bằng cách biến Phó Hồng Tuyết thành người ba phải trong tình cảm và dính vào một cuộc tình tay ba vốn không cần thiết mà tồn tại chỉ với mục đích câu khách như xu thế nhiều phim hiện giờ. Bạn cám cảnh cho cả nhân vật Phó Hồng Tuyết nguyên tác lẫn Phó Hồng Tuyết trên phim mỗi lần thấy câu hỏi “Rốt cuộc Phó Hồng Tuyết yêu ai? Thúy Nùng hay Mã Phương Linh?”. Nhưng trách người hỏi sao được khi một biên kịch muốn theo nguyên tác còn một biên kịch muốn viết fanfic. Nhân đây bạn khẳng định lần nữa là Phó Hồng Tuyết nguyên tác KHÔNG yêu Mã Phương Linh, Mã Phương Linh KHÔNG yêu Phó Hồng Tuyết và giữa cả hai chỉ có THÙ GHÉT mà thôi.

540c363f22ca833afa3cf3f0688e00e6b572ae79

4. Nguyên tác kết thúc ở đoạn Phó Hồng Tuyết biết được thân phận thật sự ở Đinh gia trang và bỏ đi, câu chuyện về anh được tiếp tục trong bộ Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao. Vì thế, nói một cách đơn giản là tất cả những gì xảy ra sau đó trong phim đều là bullshit ngập tràn máu cún (thật ra khúc trước cũng không ít máu cún rồi). Ta nói, chế hay và hợp lý còn đỡ, chế nhảm và máu cún thì đúng là thảm họa, tác phẩm Biên Thành Lãng Tử của bác Cổ hay như thế mà vào tay các “chế sĩ” đã trở thành Tân Biên Thành Lãng Nhách.

4d50fc6dgw1f68flmk1rsj21410qotid

5. Trước khi câu chuyện trong Biên Thành Lãng Tử bắt đầu, Phó Hồng Tuyết đã bị chứng động kinh và què một chân, nguyên nhân tại sao chưa bao giờ được đề cập. Vì thế, việc bạn Tuyết trong phim luyện Ma công bằng xà độc, việc bị Mã Không Quần đầu độc và bị chế Linh đâm đều là trí tưởng tượng của biên kịch, có lẽ nhằm tăng thêm kịch tính nhưng không ngờ lại thành một nồi máu cún. Srsly đâm nhau què giò, thương tật vĩnh viễn, chưa tính đến chuyện lăn bàn chông và đâm vào ngực nhau sau đó mà còn ráng đâm đầu vào nhau nói chuyện yêu đương thì đến chịu nhân sinh quan vặn vẹo của biên kịch. Nhắc đến mới nói hình như phim Trung bây giờ hay thế; bạn nghe đồn phim Tam sinh ba chấm (vì lười viết tên) có màn nam chính móc mắt nữ chính nhưng sau đó vẫn yêu nhau mà rùng hết cả mình. Quan ngại sâu sắc. Hỏi thật mấy tác giả, biên kịch gì đó có biết thế nào là healthy relationship không?

005HtPT3gw1f68tw2ordkg308w080qv7

6. Khác với phim, Hoa Bạch Phượng nguyên tác chỉ ném cho Phó Hồng Tuyết thanh đao và yêu cầu con trai đi trả thù thôi, còn làm thế nào là chuyện của Phó Hồng Tuyết – và tất nhiên là Phó Hồng Tuyết không đời nào nghĩ ra chuyện đi “cua” Mã Phương Linh như Hoa Bạch Phượng trong phim bắt Phó Hồng Tuyết làm. Do Hoa Bạch Phượng nguyên tác không bắt Phó Hồng Tuyết thực hiện kế hoạch “cua gái” quái đản đó nên dĩ nhiên những tình tiết máu cún liên quan đều không tồn tại. Trong nguyên tác Hoa Bạch Phượng chỉ xuất hiện mỗi đoạn mở đầu, cả truyện hầu như không thấy bóng dáng bà.

7. Nếu phim làm đúng nguyên tác, nhân vật Hoa Hàn Y không tồn tại, dĩ nhiên những chi tiết liên quan đến nhân vật này cũng không có. Tiêu Biệt Ly là một trong những sát thủ tham gia ám toán Bạch Thiên Vũ ở Mai Hoa Am và sống sót nhưng chịu thương tích nặng – đôi chân bị chặt nên phải ngồi xe lăn. Tiêu Biệt Ly mỗi ngày đều sống trong nỗi sợ truyền nhân của Bạch Thiên Vũ đến trả thù, đến khi Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết cùng xuất hiện tại Biên thành thì nỗi sợ đó càng nhân lên, buộc Tiêu Biệt Ly phải ra tay hành động. Vì thế, không có chuyện Tiêu Biệt Ly là họ hàng với Hoa Bạch Phượng hay là người của Ma giáo (so sánh thân phận của nhân vật này trong nguyên tác với phim mới thấy một sự irony không hề nhỏ). Và không, Tiêu Biệt Ly trong nguyên tác không yêu Thúy Nùng, cũng không phải chủ mưu vụ dùng Tiểu Lý phi đao ám toán Phó Hồng Tuyết. Chủ mưu thật sự là…

005AXJaWjw1eu03jywbfqj30dw0hlabv

8. Đinh Bạch Vân, và người thực hiện là Đinh Linh Trung, con trai của bà và Bạch Thiên Vũ. Trên phim, nhân vật Đinh Linh Trung bị bỏ và thân phận bị gộp chung với Lộ Tiểu Giai trong khi đây vốn là hai nhân vật riêng biệt: Lộ Tiểu Giai là con trai Đinh trang chủ, là anh trai ruột của Đinh Linh Lâm; Đinh Linh Trung là con của Đinh Bạch Vân và Bạch Thiên Vũ. Năm xưa, lo em gái chưa kết hôn mà có con sẽ bị người đời dị nghị, Đinh trang chủ đưa con trai ruột mới sinh của mình cho nhà họ Lộ nuôi (và trở thành Lộ Tiểu Giai) và nhận con của Đinh Bạch Vân làm con mình (Đinh Linh Trung). Đến gần kết cục, Đinh Linh Trung đâm Lộ Tiểu Giai một kiếm nhưng nhờ sư phụ Lộ Tiểu Giai, Kinh Vô Mệnh, đến cứu kịp nên Lộ Tiểu Giai không chết.

Vì vậy, Lộ Tiểu Giai không phải anh em của Diệp Khai như trên phim; Đinh Linh Trung và Diệp Khai mới là anh em.

005I6gWsgw1f34aao2ph5j31kw11xtfn

9. Trong nguyên tác, Lý Tầm Hoan, sư phụ Diệp Khai, không trực tiếp xuất hiện. Vị tiền bối gặp Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết (và cả Lộ Tiểu Giai nữa) ở trấn là A Phi, bằng hữu thân thiết của Lý Tầm Hoan và có quen biết Kinh Vô Mệnh (đây là những nhân vật của Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm). Một trong những kẻ năm xưa tham gia giết Bạch Thiên Vũ đã gạt Phó Hồng Tuyết và xúi anh đi giết A Phi, mục đích mượn tay A Phi giết Phó Hồng Tuyết vì A Phi rất ghét những thanh niên hở chút là đòi đánh đòi giết. Vì A Phi là một trung niên nghiêm túc nên hiểu lầm sau đó được hoá giải, thậm chí A Phi còn có chút thương cảm với Phó Hồng Tuyết chứ không hề thấy phát độc không cứu thì thôi còn bỏ con nhà người ta nằm chèo queo trên đất, mình và đồ đệ cùng đi về phía hoàng hôn như vị Lý lão tiền bối nào đấy trong phim đã làm.

VTdQUVd4MGE1R1NXMVhKTVB4bzhtcElvMjR0SmpyVlI
Lý Tầm Hoan & A Phi

10. Nhắc đến Lý lão tiền bối… Đây là thay đổi mà bạn Joel cảm thấy KHÔNG thể nào chấp nhận được. Lý Tầm Hoan trong nguyên tác đã là tượng đài về nhân cách rồi, không chỉ trong tác phẩm viết về mình và những bộ liên quan mà ai đọc nhiều tác phẩm của bác Cổ sẽ thấy nhân vật này được nhắc đến khá nhiều trong những câu truyện khác như một truyền kỳ. Và thật “táo bạo”, biên kịch Tân Biên Thành Lãng Tử đã ra tay đập vỡ tượng đài bằng cách “đẩy” vào tay Lý Tầm Hoan hành vi đặc biệt tàn nhẫn, thất đức: tráo Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai. Nó tàn nhẫn, thất đức ra sao thì ở bài trước bạn Joel đã nói và không cần lặp lại nữa. Ở đây, bạn chỉ muốn nhấn mạnh, in đậm, gạch chân, font lớn nhất, highlight, lắp bóng đèn… rằng Lý Tầm Hoan KHÔNG thực hiện việc đánh tráo. Người thực hiện là Bạch phu nhân, vợ cả của Bạch Thiên Vũ và lẫn nữa, đây là nhân vật đã bị “cuốn theo chiều gió” để mất tung mất tích trên phim. Do muốn trừng phạt Hoa Bạch Phượng, Bạch phu nhân thu xếp việc tráo con, tuy nhiên, bản thân bà không phải người tàn độc nên không để con của Hoa Bạch Phượng lăn lóc đầu đường xó chợ mà gửi vào Diệp gia, còn dặn dò khi đứa bé đủ lớn thì dắt đến Lý Tầm Hoan bái sư. Lý Tầm Hoan giữ đúng lời hứa, dạy Tiểu Lý phi đao cho Diệp Khai, đồng thời không giấu diếm thân thế của đệ tử mà dành thời gian từ từ dạy nó nhân ái hơn hận thù. Vì vậy, Diệp Khai trong nguyên tác hoàn toàn biết rõ thân phận của mình (nên ra sức bảo vệ Phó Hồng Tuyết) chứ hoàn toàn không ù ù cạc cạc để rồi phát ngôn và thực hiện nhiều hành vi dở hơi như Diệp Khai của phim để khiến fan nguyên tác nói chung và shipper Diệp Phó nói riêng nhiều phen xúc động muốn giơ cả hai ngón giữa.

005I6gWsgw1f38t16dtawj31kw0w0n8n

Chốt: Nếu soi từng chi tiết một thì chắc đến sáng mai cũng chưa xong và bài này chắc sẽ dài cỡ… luận văn nên ở đây bạn Joel chỉ nêu 10 khác biệt mà bạn cho là quan trọng nhất, ảnh hưởng đến plot nhất. Qua đó thấy được một điều rằng tuy nguyên tác không hoàn hảo, đây đó còn nhiều sạn nhưng nếu phim trung thành với nguyên tác hơn, biết kiềm chế bàn tay “xào nấu” thì người xem đã chẳng phải vừa xem vừa húp máu cún vừa chửi thề như vậy.

Người nay đã nói, rời xa nguyên tác là một trời máu cún.

(Qui tắc áp dụng cho phim kiếm hiệp, tiên hiệp chứ không phải phim chuyển thể ngôn tình.)

15 thoughts on “Tân Biên Thành Lãng Tử (2016) VS Nguyên tác – 10 điểm khác biệt

  1. Hahahaha, lại 1 tối lẹp chời, tâm trạng bất ổn, khó ở của bạn Joel 🎃 . Đọc vẫn thấy Tức mà vẫn mắc cười vì ngôn ngữ của chủ nhân😁😉 💐 💐💐

    Like

    1. Không hẳn là khó ở, chỉ là lấn cấn bấy lâu nay nên thôi viết ra cho nhẹ lòng rồi chạy về với phim Mỹ tiếp 😄.

      Like

  2. biết đc pht yêu tn là e mãn nguyện quá trời. h phải đi tìm nguyên tác đọc cho nó hay chứ xem phim mà ức với khó hiểu gì đâu. cảm ơn b nhiều

    Like

  3. Chào bạn. Chi tiết bạn lấy dẫn chứmg trong phim “Tam sinh tam thế thập lý đào hoa” là hoàn toàn sai sự thật nhé 🙂 hãy tìm hiểu rõ trước khi phát ngôn 🙂 đừng viết lăng nhăng khi mình chẳng hiểu gì cả 🙂 thân ái 🙂

    Like

    1. Chào bạn. Chi tiết đó mình không dùng làm dẫn chứng mà chỉ nêu ra để thêm thắt thôi, dẫn chứng gì đó thì đã dùng tình tiết trong phim Tân biên thành rồi. Và mình dùng từ “nghe đồn”, tức những gì mình đọc khi dạo quanh các trang khác, chứ không hề khẳng định đó là sự thật nhé. Đã là “nghe đồn” và khẳng định trong bài viết là “nghe đồn” thì mình phải tìm hiểu thế nào đây nhỉ? Nghiên cứu cả bộ phim trong khi mình không hề có hứng thú rồi mới được nêu ra là mình “nghe đồn” chăng?

      Like

  4. Mình đang xem trên vtv3, thấy diễn viên cũng khá ok nên theo dõi thử. Nhưng thấy càng theo dõi càng rối rắm, và câu hỏi to nhất chính là “Phó Hồng Tuyết yêu ai”??? :)))) sau đó search gg thì ra bài của thớt. Cảm thấy may mắn vì ng PHT yêu thực sự là Thuý Nùng. :)))). Nhưng hình như trên phim kết cục sẽ là MPL phải k các bác?

    Like

    1. Trên phim Phó Hồng Tuyết cuối cùng không về với ai cả vì cả hai người kia đều chết, chỉ là Thuý Nùng chết vì hy sinh cho Phó Hồng Tuyết còn Mã Phương Linh chết vì…….. tham.

      Like

  5. Dạo này phim đang chiếu trên Vtv3, mình chưa đọc tiểu thuyết gốc nhưng rất ấn tượng với bạn Zhu và bạn Yun nên lần mò đi xem. Và chỉ muốn thốt lên: “Ôi đạo diễn bê hộ nữ chính ra khỏi phim với”. Chỉ muốn nhắn với bạn Mã Phương Linh là kiếp sau Tuyết vs Nùng hẹn nhau trước rồi đừng đến ám nữa nha, ám kiếp này là quá đủ cho Tuyết Nùng lẫn khán giả xem phim rồi.

    Like

  6. Xem nguyên tác mà thấy đau cho PHT. Một tác phẩm quá hay nhưng sao bác Cổ Long nặng tay với ảnh dữ vậy. Tàn nhẫn luôn! Đâu và cô độc không thể kể xiết!
    Xem phim vì thích nguyên tác và thích bạn Chu. Những gì bạn nêu lên trong bài viết đều giống với cảm xúc của mình.
    Cảm ơn bạn đã nói dùm.

    Like

    1. Chào bạn. Cảm ơn bạn đã đọc và để lại comment.
      Không biết bạn đọc nguyên tác là Biên thành lãng tử thôi hay cả Thiên nhai-minh nguyệt-đao nữa. Cá nhân mình thấy thì Thiên nhai mới lột tả nhân vật Phó Hồng Tuyết một cách toàn diện nhất. Đúng là bác Cổ viết nên bi kịch của PHT đau đớn thật (vì giai đoạn viết Thiên Nhai hình như bác cũng gặp rất nhiều nỗi buồn trong cuộc sống) nhưng mình không nghĩ bác tàn nhẫn mà bác rất, rất thương Tuyết. Nếu không thương thì bác đã không miêu tả Tuyết đẹp và đầy tính nhân văn như bác đã làm trong Thiên nhai. Những bi kịch đã xảy ra với Tuyết có thể khiến một người trở nên hận đời, hay “hắc hoá”, nhưng Tuyết thì không; đã có lúc anh gục ngã và rơi vào tuyệt vọng cùng cực nhưng rồi từ hố sâu đen tối, anh đã vươn lên và tìm được trăng sáng trong đời mình.

      Like

  7. Em mới xem đến t17 thui ạ. Vì là Long meme đưa e đến với TBTLT. Cơ mà càng xem càng tức vì e muốn TN với Phó đệ là 1cpl. Cớ sao MPL lại làm e ghét đến thế? Rốt cuộc thì PHT yêu e nào thế hả các chế xem trk ơi? Cho e 1 câu tl thỏa đáng đc ko ạ.

    Like

    1. Đọc bài của bác từ 2016, hôm nay mới được mò vào cmt bài của bác. Nói thật đây là một bộ phim có nội dung dở, với một người xem chưa từng đọc nguyên tác trước đó như em (và sau này mới mò đi đọc nguyên tác). Nó rất lê thê dài dòng, nội cái câu hỏi anh Tuyết què yêu ai làm em hỏi trấm trong mấy chục tập, nhưng vụ đó thì chưa đủ làm em chê nó dở bởi em từng là fan của một nhân vật nam kiếm hiệp cũng có mối quan hệ tình cảm dây dưa lằng nhằng như vậy, nhưng cái làm em khó chịu là các phim khác mặc dù sẽ để cho nam chủ dây dưa tình cảm lằng nhằng với các cô nhân vật nữ khác, nhưng nó sẽ ko phải là nội dung chủ đạo của phim, mà cái quan trọng mà các bộ phim khác hướng đến (Ỷ thiên đồ long kí hay thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh Kí không phải phiên bản của thím Vu chẳng hạn) sẽ là những màn tranh đoạt bí kíp võ công, ân oán giang hồ, thậm chí là liên quan đến các bối cảnh lịch sử các kiểu con đà điều, người xem tập trung chủ yếu vào thân thế nhân vật, những pha võ thuật bắt mắt, thay vì suốt ngày xem các nhân vật nam nhân vật nữ cả ngày chỉ nói chuyện tình yêu, xoay quanh cũng chỉ yêu và hận. Như phim này buff cho Mã Phương Linh quá đà, buff và tẩy trắng thì cũng ko có gì to tát với hội ko xem nguyên tác, nếu như tẩy tinh tươm cho cô ả biến thành một Đinh Linh Lâm thứ hai chẳng hạn, nhưng đằng này tẩy còn ko ra tẩy, cô ả đã khó ưa sẵn rồi nay còn khó ưa hơn, cộng thêm trình diễn xuất vô địch siêu cấp thiên hạ của Trương Hinh Dư 🥲. Nói thật thì bản 89 em cũng có ấn tượng tốt với Mã Phương Linh lắm, đlp tẩy rất khéo cho cô ả và để cho một diễn viên “biết diễn” như Lương Nghệ Linh chứ ko phải là một con ma nơ canh như Trương Hinh Dư.

      Liked by 1 person

Leave a comment